Cách trả lời câu hỏi phỏng vấn “Hãy nói cho tôi biết về bản thân bạn"
Các câu hỏi phỏng vấn "Hãy nói cho tôi biết về bản thân bạn" thường được hỏi khi bắt đầu các cuộc phỏng vấn trực tiếp, qua điện thoại hoặc video để bắt đầu cuộc trò chuyện. Trong bài viết này, chúng tôi cung cấp các mẹo để trả lời câu hỏi phỏng vấn "Hãy nói cho tôi biết về bản thân bạn". Hãy theo dõi đến cuối nhé!
Mục đích nhà tuyển dụng hỏi "Hãy nói cho tôi biết về bản thân bạn"
Câu hỏi "Hãy nói cho tôi biết về bản thân bạn" là điểm khởi đầu phổ biến giúp cả bạn và người phỏng vấn dễ dàng bước vào cuộc phỏng vấn. Chúng ta hãy thử nghĩ xem các nhà tuyển dụng đang thực sự tìm kiếm câu trả lời gì khi họ hỏi ứng viên “Hãy nói cho tôi biết về bản thân bạn”. Dù đây là một câu hỏi phỏng vấn phổ biến nhưng nó vẫn có xu hướng khiến các ứng viên bối rối hoặc lúng túng. Nhiều ứng viên đặt ra câu hỏi rằng “Những nhà tuyển dụng đã đọc sơ yếu lý lịch của tôi. Họ không biết những thông tin cơ bản này hay sao?”. Thực tế, khi bạn nộp hồ sơ cho vị trí tuyển dụng, sơ yếu lý lịch của bạn có thể đã được xử lý bởi Hệ thống tuyển dụng. Trong hầu hết các trường hợp, sơ yếu lý lịch của bạn đã được xem xét. Nhưng trong một số trường hợp khác, nó có thể chỉ được đọc một cách nhanh chóng. Thêm vào đó, người thực hiện cuộc phỏng vấn có thể không phải là nhà tuyển dụng đã chọn bạn. Tóm lại, bạn có thể coi như người phỏng vấn không biết chi tiết về lịch sử nghề nghiệp của mình.
Khi người phỏng vấn hỏi bạn: “Hãy nói cho tôi biết về bản thân bạn” thì họ không thực sự muốn nghe về sơ yếu lý lịch của bạn đâu. Thay vào đó, họ quan tâm đến việc tìm hiểu về quá trình làm việc của bạn và kỹ năng của bạn phù hợp với vị trí như thế nào.
Lên dàn ý cho câu trả lời
Có thể khó để bắt đầu soạn thảo câu trả lời của bạn ngay cả đối với những câu hỏi phỏng vấn thông thường. Để giúp bạn đi đúng hướng, đây là một số câu hỏi để tự hỏi bản thân khi bạn suy nghĩ về cách trả lời và cấu trúc câu trả lời của mình:
1. Những phẩm chất nào khiến bạn hoàn toàn phù hợp với vị trí này?
Hãy nghĩ xem điều gì khiến bạn trở nên nổi bật với tư cách là một ứng viên xin việc cho vai trò này. Có lẽ đó là số năm kinh nghiệm của bạn hoặc một số kỹ năng chuyên môn, đào tạo hoặc kỹ thuật mà bạn có. Xem lại mô tả công việc một cách chặt chẽ và lưu ý những cách mà bạn có thể vượt qua yêu cầu của nhà tuyển dụng.
2. Tại sao bạn quan tâm đến công ty hoặc ngành nghề này?
Sau khi dành thời gian nghiên cứu về công ty và ngành, bạn sẽ hiểu rõ hơn về sứ mệnh, mục tiêu và xu hướng tác động đến ngành.
- Những điều này có phù hợp với mục tiêu nghề nghiệp mà bạn đã đặt ra cho mình không?
- Bạn thích và tôn trọng điều gì về công ty nói chung?
- Điều gì khiến bạn phấn khích về tương lai của ngành?
Khi bạn bắt đầu xây dựng sơ yếu lý lịch của mình, hãy gắn kết những điểm tương đồng giữa các mục tiêu nghề nghiệp của bạn với nhau, tầm nhìn tương lai của công ty và xu hướng ngành mà bạn cảm thấy là đặc biệt quan trọng.
3. Những đặc điểm tích cực nào sẽ giúp bạn làm tốt trong vai trò này?
Ví dụ, bạn bè hoặc đồng nghiệp đã mô tả bạn là người đặc biệt có tổ chức? Hay bạn là một người biết cách quản lý thời gian? Lạc quan?... Nghĩ về cách bạn nghĩ về bản thân hoặc cách người khác nhìn nhận bạn. Sau đó, hãy xem xét các ví dụ gần đây từ cuộc sống của bạn khi bạn thể hiện đặc điểm đó.
4. Có điều gì độc đáo về sơ yếu lý lịch của bạn không?
Như chúng tôi đã đề cập, đây là một trong những câu hỏi phỏng vấn phổ biến nhất. Cố gắng nghĩ về điều gì đó sẽ thu hút người phỏng vấn. Ví dụ, bạn có thể nói "Tôi đã có niềm đam mê với thiết kế từ cuối những năm học cấp 2 khi tôi giúp gia đình làm các tấm biển quảng cáo. Lúc đó tôi đã bắt đầu tìm hiểu về nghề và khai phá khả năng tư duy sáng tạo nhiều hơn bằng cách xem các logo, poster của các thương hiệu nổi tiếng rồi cố gắng làm lại theo mẫu. Từ lúc học cấp 3 tôi đã nhận làm các dự án nhỏ, ít tiền và áp dụng." khi ứng tuyển vào vị trí designer.
Cách trả lời "Hãy nói cho tôi biết về bản thân bạn"
Khi thực hiện câu trả lời của mình, bạn hãy kể một câu chuyện tuyệt vời về bản thân mà bạn có thể chia sẻ trong vòng hai phút hoặc ít hơn. Trong câu trả lời, bạn hãy làm như sau:
1. Đề cập đến kinh nghiệm và thành công khi chúng liên quan đến công việc
Bắt đầu bằng cách đọc lại mô tả công việc. Ghi lại các kỹ năng cần thiết của bạn và xác định các hành động gần đây thể hiện chúng. Điều tốt nhất đó là rút ra chủ yếu từ kinh nghiệm chuyên môn gần đây hoặc các công việc tình nguyện cũng có thể hỗ trợ câu chuyện của bạn trong khi thể hiện cam kết với cộng đồng.
2. Xem xét công việc hiện tại của bạn có liên quan như thế nào đến công việc bạn đang tìm kiếm
Đó có phải là một vị trí cao cấp hơn không? Nếu vậy, hãy giải thích cách bạn đang đảm nhận nhiều trách nhiệm hơn ở vị trí hiện tại. Nếu bạn đang cố gắng chuyển sang một vai trò với các kỹ năng khác nhau, hãy mô tả cách các kỹ năng hiện có của bạn có thể ứng biến như thế nào ở vị trí mới.
3. Tập trung vào việc đưa ra kết quả có thể định lượng
Khi bạn bắt đầu xây dựng kịch bản của mỗi ví dụ, hãy tập trung vào các chi tiết và kết quả mà bạn có thể định lượng nếu có thể. Ví dụ: bạn đưa ra thành công rằng "dịch vụ khách hàng được cải thiện " thì ít có sự tác động hơn khi bạn nói "tỷ lệ phản hồi dịch vụ chăm sóc khách hàng tăng mỗi quý từ 10% đến 15%." Nếu bạn không có thông tin chính xác, hãy ước tính một giá trị thực tế.
4. Làm nổi bật tính cách
Vì "Hãy kể cho tôi nghe về bản thân bạn" là câu hỏi để nhà tuyển dụng làm quen với bạn, bạn nên chia sẻ tính cách của mình với người phỏng vấn — chứ không phải chi tiết cá nhân. Bạn có thể muốn đề cập ngắn gọn đến những sở thích thể hiện sự phát triển trí tuệ hoặc việc tham gia hoạt động vì cộng đồng (ví dụ: đọc sách, âm nhạc, giải đấu thể thao, hoạt động tình nguyện) hoặc những sở thích thể hiện kỷ luật và thành tích cá nhân (ví dụ: học một kỹ năng mới). Thảo luận về sở thích cá nhân là một cách tốt để kết thúc câu trả lời của bạn trong khi vẫn duy trì một giọng điệu chuyên nghiệp.
5. Định dạng câu trả lời
Để câu trả lời của bạn rõ ràng và ngắn gọn, bạn sẽ muốn đảm bảo rằng mình sắp xếp câu trả lời theo một định dạng hoặc công thức. Có hai công thức phổ biến mà bạn có thể cân nhắc:
Hiện tại, quá khứ và tương lai
Quá khứ, hiện tại và tương lai
Cả hai công thức này đều phù hợp với câu trả lời của bạn, nhưng bạn có thể chọn một công thức dựa trên vai trò từ kinh nghiệm của bạn phù hợp nhất với vị trí bạn đang tìm kiếm.
Ví dụ: nếu vai trò gần đây nhất của bạn nêu bật nhiều kỹ năng và trình độ cần thiết cho vai trò bạn đang tìm kiếm, bạn có thể muốn dẫn đầu với hiện tại. Tuy nhiên, nếu bạn đang chuyển đổi nghề nghiệp và kinh nghiệm trong quá khứ của bạn có liên quan chặt chẽ đến vai trò hơn vị trí hiện tại, bạn có thể muốn tiếp tục với quá khứ của mình.
Mẹo bổ sung để trả lời "Hãy nói cho tôi biết về bản thân bạn"
Dưới đây là một số mẹo khác để giúp bạn trả lời câu hỏi phỏng vấn "Hãy nói cho tôi biết về bản thân bạn":
- Ấn tượng đầu tiên rất quan trọng: Bạn muốn tạo ấn tượng tốt và nhận được công việc. Người quản lý tuyển dụng có thể sẽ nhớ đến bạn sau cuộc phỏng vấn, có thể khiến bạn trở nên khác biệt với các ứng viên khác.
Tham khảo: 18 Mẹo phỏng vấn xin việc: Cách tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng
- Điều chỉnh câu trả lời của bạn cho phù hợp với vị trí và công ty: Nghiên cứu mô tả công việc và công ty để bạn có thể giữ các câu trả lời liên quan đến công việc.
- Trả lời chuyên nghiệp: Tránh những từ lóng hoặc những thuật ngữ không phổ biến để đảm bảo người phỏng vấn hiểu được đặc điểm của bạn.
- Giao tiếp với niềm đam mê: Chia sẻ sự nhiệt tình của bạn đối với vị trí ứng tuyển với người phỏng vấn.
- Đừng lan man: Giữ câu trả lời của bạn ngắn gọn và đi vào trọng tâm. Nhắm đến những câu trả lời kéo dài khoảng 30 giây từ đầu đến cuối.
- Thực hành, nhưng đừng học thuộc lòng: Bạn muốn cảm thấy thoải mái với câu trả lời của mình mà không có vẻ bị tiêu chuẩn hóa hoặc cứng nhắc.
- Hướng đến sự tích cực: Một cuộc phỏng vấn không phải là nơi để thảo luận về một nhà tuyển dụng trong quá khứ một cách tiêu cực