Tìm Công Việc Mơ Ước. Nâng Bước Thành Công!!

Cảm ơn bạn chọn Pharma360Tìm việc
Tra cứu dược thư quốc gia 20222 online miễn phí

“Nhảy việc”, nên hay không?

Lượt xem: 2494Ngày đăng: 14-09-2018

Tại sao “nhảy việc” đang được nhiều người ủng hộ?

Không hài lòng với công việc hiện tại

Rất nhiều bạn thú thật, khi ứng tuyển một vị trí vào công ty Dược, họ chỉ tập trung quan tâm đến danh tiếng công ty, JD và mức lương chứ chẳng màn đến văn hóa doanh nghiệp. Làm việc một thời gian, họ mới nhận ra vai trò của môi trường làm việc có ảnh hưởng mạnh mẽ thế nào đến hiệu suất công việc, sự hài lòng và sự phát triển bản thân. Khi “nhảy việc” trở thành phong trào, đây là lúc họ “tự cởi trói” cho mình khỏi những áp lực để tìm kiếm công ty khác tốt hơn.

Cơ hội nghề nghiệp mở rộng

Hiện nay, Các hãng nước ngoài với lịch sử phát triển hàng trăm năm không ngừng phát triển và ồ ạt đặt trụ sở tại Việt Nam với văn hóa công ty tuyệt vời, mức lương cao ngất ngưỡng cùng nhiều phúc lợi hấp dẫn, ngoài ra các công ty nước ngoài đã gia nhập thị trường Việt Nam nhiều năm với thế mạnh sản phẩm chất lượng được các Bác Sỹ đánh giá cao trong điều trị cũng là một nơi lý tưởng cho các bạn muốn “nhảy việc”. Bên cạnh đó để tránh việc chảy máu tài năng cho các công ty khác thì hiện tại các công ty Việt Nam cùng với mức chế độ đãi ngộ tốt cũng đang dần là 1 điểm đến cho các bạn trẻ.

Những địa chỉ làm việc này được ví như những nơi làm việc lý tưởng cho những ai đang gặp phải khó khăn trong công việc hiện tại. Với năng lực tốt, nhiều bạn được dịp chạy theo phong trào nhảy việc với mong muốn tìm được việc làm như ý.

Sự bất mãn đối với cấp trên

Gần đây, khi mình được nghe 1 bạn làm ở hãng X chia sẻ "Nhân viên trong nhóm đồng loạt nộp đơn nghỉ việc và nguyên nhân trực tiếp đến từ người sếp của mình". Khi nói đến nhảy việc, chúng ta hay nghĩ rằng nguyên nhân phần lớn đền từ mức lương, nhu cầu thăng tiến không được đáp ứng, mâu thuẫn đồng nghiệp, địa bàn mà ít nghĩ đến chuyện nhà quản lý chính là hạt nhân của muôn vàn lí do khiến nhân viên muốn nhảy việc.

Liệu nhảy việc sẽ mang lại kết quả tốt?

Nhảy việc là chuyện bình thường đối với những ai đặt kì vọng cao trong công việc của bản thân. Tuy nhiên, đây lại là vấn đề đáng báo động đối với những ai chỉ nhảy việc vì theo phong trào hoặc đơn giản chỉ vì “mình muốn thế”. Cùng điểm qua một số cái hại nếu như bạn không cân nhắc kĩ khi nhảy việc nhé!

Công ty mới chắc gì đã tốt hơn công ty cũ?

Có rất nhiều người đã hối hận khi nghỉ việc chỉ vì tìm kiếm mức lương cao, công việc tốt hơn, môi trường làm việc thân thiện hơn. Thật ra chúng ta thường có xu hướng không hài lòng với những gì mình có hiện tại cho đến khi phải đối mặt với những cái mới “không như mơ”. Không có công ty nào là hoàn hảo, có thể nhảy việc, bạn sẽ tìm được cơ hội thăng tiến, sếp và đồng nghiệp chuyên nghiệp, danh tiếng công ty cao nhưng tính chất của công việc lại không cho phép bạn dành thời gian để chăm sóc bản thân và bên cạnh gia đình hay vô vàn chuyện cá nhân khác. Do đó, sự thiếu cân nhắc khi quyết định nhảy việc đôi khi sẽ khiến bạn phải trả giá đắt.

Gặp vấn đề về tài chính

Bạn loay hoay so sánh lương công ty của mình với những chỗ làm khác mà quên mất khi “bỗng dưng nhảy việc”, trong thời gian xin việc mới, bạn sẽ trang trải cuộc sống ra sao. Nhảy việc tốn khá nhiều thời gian, không phải hôm nay ứng tuyển là mai có việc. Vì vậy nếu không vững về tài chính mà chỉ chạy theo phong trào nhảy việc thì có nguy cơ bạn phải đối mặt với những khó khăn trong lúc đợi việc mới.

Chưa có kế hoạch cụ thể cho công việc sắp tới

Hồi tưởng một chút! Bạn đã từng phải suy nghĩ rất nhiều khi quyết định đầu quân vào công ty hiện tại những vấn đề như công ty mới sẽ giúp gì cho bạn để bạn đạt được thành công, mang lại những gì cho cuộc sống của bạn,…Vậy mà bây giờ chỉ vì thấy nhiều người nhảy việc để được lương cao mà bạn vội vàng hưởng ứng, chưa đảm bảo về mặt kinh tế và không có mục tiêu cụ thể hay một ý tưởng nào cho kế hoạch chuyển việc thì có thể bạn phải tốn nhiều thời gian hơn mới đạt được mục tiêu sự nghiệp của mình.

“Làm xấu” hồ sơ nghề nghiệp

Nếu là nhà tuyển dụng, bạn sẽ tuyển một ứng viên có lòng trung thành cao, hay chọn người “nay đây, mai đó”, nhảy việc liên tục? Một khi nhảy việc, hãy nhảy việc sao cho xứng đáng! Đừng nhảy việc theo phong trào nếu bạn không muốn tự tạo khó khăn cho mình sau này khi có cơ hội việc làm tốt hơn.

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Vậy cuối cùng, có nên nhảy việc theo phong trào số đông không?

Dành cho những ai đã suy nghĩ kĩ, mạo hiểm, dám chăc rằng mình có khả năng vượt qua những thách thức mà Pharma360 đã nêu trong bài: NÊN!

Dành cho những ai chưa có định hướng, chỉ thấy mình nên nhảy việc vì… “thế giới ngoài kia đang nhảy việc quá chừng!”: TUYỆT ĐỐI KHÔNG NÊN!

 

vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

084 8888 360