Tìm Công Việc Mơ Ước. Nâng Bước Thành Công!!

Cảm ơn bạn chọn Pharma360Tìm việc
Tra cứu dược thư quốc gia 20222 online miễn phí

Hướng dẫn cơ bản để tìm việc làm hiệu quả

Lượt xem: 609Ngày đăng: 31-08-2023

Bạn đang tìm kiếm công việc mơ ước nhưng không biết bắt đầu từ đâu? Trong thời kỳ kinh tế khó khăn như hiện nay, tìm việc không hề dễ dàng. Nhưng xét cho cùng, tìm việc cũng là một loại kỹ năng. Nếu bạn biết chi tiết về cách tạo CV xin việc, phỏng vấn việc làm và tất cả các phần khác của quy trình này, bạn sẽ thấy rằng quá trình tìm kiếm việc làm thực sự rất dễ dàng!

Tìm việc có nghĩa là gì?

Tìm việc là quá trình tìm kiếm việc làm, có thể là vì thất nghiệp hoặc không hài lòng với vai trò hiện tại hay bất kỳ lý do nào khác mà bạn muốn đổi việc.

Quá trình tìm việc thường sẽ gồm các bước sau:

  1. Xác định mục tiêu nghề nghiệp của bạn. Bạn đang tìm kiếm loại công việc nào? Bạn muốn gắn bó với lĩnh vực hiện tại hay chuyển đổi nghề nghiệp?
  2. Tạo CV xin việc: Viết một bản CV dễ đọc, ngắn gọn và thuyết phục.
  3. Sử dụng trang web tuyển dụng: Sử dụng các trang web tìm việc làm như Indeed, Glassdoor, LinkedIn, và Pharma360 để tìm kiếm cơ hội việc làm.
  4. Gửi CV một cách hợp lý: hãy ứng tuyển cụ thể vào các công ty và vị trí mà bạn cảm thấy phù hợp.
  5. Nghiên cứu công ty bạn muốn ứng tuyển. Đừng chỉ ứng tuyển một cách mù quáng vào các vị trí, hãy nghiên cứu vai trò và công ty xem liệu họ có phù hợp với bạn hay không.
  6. Viết một lá thư xin việc phù hợp. Đừng chỉ sử dụng mẫu thư xin việc mẫu. Giải thích cho nhà tuyển dụng lý do tại sao bạn phù hợp với vai trò và công ty.
  7. Điều chỉnh hồ sơ xin việc cho phù hợp với vai trò. Đừng chỉ gửi cùng một bản lý lịch CV cho mọi vị trí. Hãy điều chỉnh nó dựa trên những kỹ năng và kinh nghiệm mà mỗi nhà tuyển dụng đang tìm kiếm.
  8. Chuẩn bị cho buổi phỏng vấn. Ghi nhớ các câu hỏi phỏng vấn phổ biến, luyện tập và thành công trong cuộc phỏng vấn.
  9. Và quan trọng nhất là được tuyển dụng!

Và bây giờ chúng ta hãy tìm hiểu cụ thể từng bước một

Bước 1: Xác định mục tiêu nghề nghiệp của bạn

Trước khi bắt đầu tìm việc, bạn cần xác định mục tiêu nghề nghiệp chính xác của mình. Đầu tiên, hãy xác định cấp bậc bạn muốn trong vòng 5 năm tới. Bạn muốn ở vị trí quản lý hay vai trò cấp cao hơn? Sau đó, xác định loại kỹ năng và kinh nghiệm nào bạn cần để được tuyển dụng vào vị trí đó. Cuối cùng, hãy tìm kiếm những vị trí có khả năng cung cấp cho bạn những kỹ năng và kinh nghiệm để đưa bạn đến cấp độ bạn muốn.

Một số điều khác cần xem xét ở bước này là:

- Bạn có đang ứng tuyển vào một vị trí tương tự như vị trí hiện tại của bạn không?

- Bạn có đang chuyển đổi nghề nghiệp?

- Bạn muốn ở đâu sau 5 năm nữa? Công việc bạn muốn ứng tuyển sẽ giúp bạn đạt được điều đó như thế nào?

- Bạn có đang ứng tuyển vào một vị trí cấp cao hơn mức kinh nghiệm của bạn không? Bạn có đủ kỹ năng cho công việc không?

Mẹo nhỏ cho bạn:

Bạn là sinh viên mới ra trường và chưa biết con đường sự nghiệp nào phù hợp với mình? Đừng lo lắng, chỉ cần làm bất cứ điều gì bạn cảm thấy phù hợp và thử nó trong vòng một năm. Thông thường, bạn sẽ không gắn bó hay ổn định với công việc đầu tiên của mình. Bạn luôn có thể thay đổi nếu bạn không thích nó!

Bước 2: Tạo CV xin việc thuyết phục

Đầu tiên, bạn cần chọn mẫu CV xin việc mà mình muốn sử dụng. Có rất nhiều web có thể hỗ trợ bạn trong việc này. Khi đã chọn được mẫu, bạn cần quyết định nội dung nào bạn sẽ đưa vào CV.  Những thứ bắt buộc phải có là:

- Thông tin liên lạc

- Mục tiêu nghề nghiệp

- Kinh nghiệm làm việc

- Giáo dục

- Kỹ năng

Và những mục tùy chọn bạn có thể thêm vào là:

- Sở thích

- Dự án cá nhân

- Hoạt động ngoại khóa (dành cho sinh viên)

- Hoạt động tình nguyện

Một số mẹo dành cho bạn khi viết CV xin việc:

1. Sử dụng địa chỉ email chuyên nghiệp (ví dụ: [tên] + [họ] @gmail.com)

2. Đề cập đến thành tích thay vì trách nhiệm công việc nói chung. Nhà tuyển dụng đã biết vai trò của bạn là gì. Điều họ muốn thấy là bạn nổi bật như thế nào.

3. Bám sát kinh nghiệm làm việc có liên quan: Nhà tuyển dụng không cần phải biết về lần thực tập đầu tiên hoặc công việc part-time mà bạn đã làm cách đây 4-5 năm. Chỉ đề cập đến kinh nghiệm làm việc gần đây và có liên quan trong CV của bạn. 

4. Bạn không có kinh nghiệm làm việc? Không cần lo lắng! Các nhà tuyển dụng thực sự không mong đợi bạn phải có kinh nghiệm làm việc nếu bạn là sinh viên. Chỉ cần điền vào CV của bạn những kinh nghiệm mà bạn có (Ví dụ: khóa học, hoạt động ngoại khóa, dự án cá nhân,...). Để biết thêm về điều này, hãy xem hướng dẫn của chúng tôi qua bài viết Hướng dẫn viết CV cho sinh viên chưa có kinh nghiệm.

5. Chứng minh các kỹ năng của bạn. Bạn không thể chỉ nói “Tôi có kỹ năng lãnh đạo” mà không thể hiện điều đó. Tất cả các kỹ năng bạn đề cập trong CV của mình cần phải được thể hiện bằng kinh nghiệm thực tế về cách bạn áp dụng kỹ năng này trong cuộc sống.

Bước 3: Sử dụng trang web tìm kiếm việc làm

Có nhiều trang web tìm kiếm việc làm khác nhau có sẵn trên internet. Hãy lựa chọn một hoặc một vài trang web phù hợp với lĩnh vực và vị trí công việc bạn quan tâm. Ví dụ: Indeed, LinkedIn, Glassdoor, Monster hay Pharma360.

Sử dụng chức năng tìm kiếm trên trang web để nhập từ khoá liên quan đến công việc bạn muốn tìm. Ví dụ: bạn có thể nhập "kế toán tài chính" nếu bạn quan tâm đến công việc kế toán. Bạn cũng có thể sử dụng các bộ lọc để kết hợp kết quả tìm kiếm với các tiêu chí như địa điểm, mức lương, loại hình công việc, và ngày đăng tuyển dụng.

Bước 4: Gửi CV một cách hợp lý

Bạn có đang rải CV cho hàng chục vị trí và hy vọng rằng một trong số chúng sẽ thành công hay không? Điều này không chỉ gây khó chịu cho nhà tuyển dụng mà còn khó có tác dụng đối với người tìm việc. Nếu bạn rải CV liên tục, bạn không chỉ sẽ bị từ chối bởi những công việc mà bạn không đủ tiêu chuẩn mà còn cả những công việc mà bạn hoàn toàn phù hợp (nhưng bạn không điều chỉnh đơn xin việc của mình cho phù hợp với công ty và vị trí của họ).

Thay vào đó, khi nộp đơn xin việc, bạn nên:

1. Chỉ ứng tuyển những vị trí mà bạn thực sự quan tâm và đủ tiêu chuẩn. Ví dụ: nếu bạn là nhà phân tích tài chính với 1 năm kinh nghiệm, bạn sẽ không bao giờ nhận được vai trò nhân viên ngân hàng cấp cao vì đó không phải là điều mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm.

2. Gửi CV cho 5-10 vị trí mỗi ngày và 5 ngày một tuần. Tìm kiếm việc làm là một quá trình, nó không phải là việc bạn có thể làm trong một buổi tối hay trong 1 ngày. Đối với người tìm việc bình thường, quá trình tìm việc có thể mất tới 5 tháng, vì vậy đừng nản lòng nếu bạn không nhận được phàn hồi từ nhà tuyển dụng chỉ sau một tuần!

Bước 5: Nghiên cứu công ty và vị trí ứng tuyển

Trước khi chọn “Ứng tuyển” hay "Nộp hồ sơ", bạn nên thực hiện một số nghiên cứu về công ty và vị trí tuyển dụng. Điều này sẽ thực sự giúp ích cho quá trình tìm việc của bạn!

Bạn có thể sử dụng thông tin bạn tìm được cho những công việc sau:

- Điều chỉnh đơn xin việc cho phù hợp với công việc.

- Cá nhân hóa thư xin việc cho vị trí/công ty.

- Trả lời các câu hỏi phỏng vấn tốt hơn.

- Đàm phán để có mức lương tốt hơn.

Dưới đây là những cách bạn có thể thực hiện nghiên cứu của mình:

1. Nghiên cứu về công ty:

Đây là những thông tin bạn nên tìm kiếm:

- Sản phẩm/dịch vụ của họ là gì? Bạn có kinh nghiệm làm việc với một cái gì đó tương tự hay không? Nếu có, hãy đề cập đến điều này trong thư xin việc hoặc buổi phỏng vấn của mình.

- Văn hóa công ty như thế nào? Văn hóa có phải là kiểu văn hóa mà bạn muốn hòa nhập không? Đề cập đến điều này trong buổi phỏng vấn hoặc thư xin việc của bạn (và giải thích như thế nào/tại sao?).

- Tin tức/dự án/thành tựu mới nhất của công ty là gì? Bạn có thể đề cập đến điều này tại cuộc phỏng vấn để thể hiện sự quan tâm và chuẩn bị của bạn với nhà tuyển dụng.

2. Xác định thông tin về vị trí công việc:

- Bạn có tất cả các kỹ năng và kinh nghiệm làm việc được đề cập trong mô tả công việc không? Nếu có thì CV của bạn đã phản ánh điều này chưa?

- Bạn đã đề cập đến tất cả các kỹ năng cần phải có trong CV của mình chưa? 

- Vị trí này có phù hợp với bạn ở thời điểm hiện tại không? Hoặc bạn có đủ trình độ để đảm nhận nó không?

- Những kinh nghiệm quan trọng nhất cần có cho vai trò này là gì? Hãy đảm bảo rằng bạn làm cho chúng trở nên “nổi bật” trong CV và thư xin việc.

3. Tìm hiểu về vị trí công việc trong ngành:

Ngành nghề: Hiểu rõ ngành nghề mà công ty hoạt động. Điều này giúp bạn nắm bắt được bối cảnh rộng hơn và cách công việc của bạn ảnh hưởng đến ngành.

Cạnh tranh: Nghiên cứu về sự cạnh tranh trong ngành nghề. Biết được những công ty cạnh tranh và xu hướng ngành có thể giúp bạn đảm bảo rằng bạn sẽ đáp ứng được yêu cầu của công việc.

4. Chuẩn bị câu hỏi cho cuộc phỏng vấn:

Dựa trên thông tin bạn đã nghiên cứu về công ty và vị trí, chuẩn bị một số câu hỏi để đặt cho nhà tuyển dụng trong cuộc phỏng vấn. Những câu hỏi này thể hiện sự quan tâm và chuẩn bị của bạn.

Bước 6: Viết thư xin việc

Thư xin việc là một tài liệu viết tay hoặc viết bằng máy tính mà người xin việc gửi đến nhà tuyển dụng hoặc doanh nghiệp như một phần của đơn xin việc (cùng với CV). Mục đích của nó là để giới thiệu bản thân và tóm tắt ngắn gọn nền tảng chuyên môn của bạn. Trung bình thư xin việc nên dài từ 250 đến 400 từ. Nếu là người mới bắt đầu viết thư xin việc, bạn có thể tham khảo Hướng dẫn viết thư xin việc cho người mới bắt đầu

Đối với nội dung thư xin việc, đây là một số mẹo chúng tôi dành cho bạn:

1. Trong thư xin việc, hãy đề cập đến: 

- Vai trò bạn đang ứng tuyển.

- Kỹ năng hàng đầu của bạn (phù hợp với vai trò).

- Top 2-3 thành tựu lớn nhất sẽ giúp bạn thành công với vai trò mới.

- Tại sao bạn lại đam mê làm việc cho công ty mà bạn đang ứng tuyển. Có phải vì sản phẩm/dịch vụ của họ? Văn hóa công ty của họ? Hay điều gì khác?

2. Đừng viết giống văn mẫu. Hãy xem thư xin việc như một lá thư cá nhân gửi cho nhà tuyển dụng. Hãy thuyết phục họ rằng bạn là sự lựa chọn đúng đắn!

3. Điều chỉnh thư xin việc của bạn cho phù hợp với vị trí ứng tuyển. Đối với mỗi vị trí, hãy viết lại hoàn toàn hoặc chỉnh sửa thư xin việc.

Thư xin việc tốt có thể:

- Thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng (ngay cả khi bạn không đủ tiêu chuẩn cho vai trò này).

- Cho bạn sự nổi bật so với những ứng viên còn lại có kỹ năng giống như bạn.

Bước 7: Điều chỉnh CV cho phù hợp với vị trí tuyển dụng

Một trong những bước quan trọng trong quá trình tìm việc làm là điều chỉnh và tùy chỉnh CV (sơ yếu lý lịch) của bạn để phù hợp với vị trí công việc bạn đang ứng tuyển.

Đây là cách bạn có thể điều chỉnh CV của mình cho phù hợp với một vai trò cụ thể:

  1. Đầu tiên, hãy đọc mô tả công việc của vị trí đó. Xác định những kỹ năng/kinh nghiệm nào là bắt buộc đối với vị trí này và những kỹ năng/kinh nghiệm nào thì không.
  2. Xem qua CV của bạn và thay đổi chức danh công việc của bạn thành vai trò chính xác mà bạn đang ứng tuyển.
  3. Đề cập đến những kỹ năng cần thiết trong phần “Kỹ năng”.
  4. Trong phần kinh nghiệm làm việc của bạn, hãy nói về những thành tích hàng đầu có liên quan đến vai trò bạn đang ứng tuyển.

Bước 8: Chuẩn bị cho buổi phỏng vấn

Trước khi đi phỏng vấn, hãy chuẩn bị một chút:

- Ngủ một giấc thật ngon trước buổi phỏng vấn. Bạn sẽ vừa cảm thấy vừa dễ chịu hơn, bớt căng thẳng hơn, vừa để lại ấn tượng tốt hơn với người phỏng vấn.

- Ăn một bữa sáng lành mạnh để cơ thể tràn đầy năng lượng cho cuộc phỏng vấn.

- Kiểm tra địa điểm phỏng vấn và chuẩn bị lộ trình đường đi. Hãy chắc chắn rằng bạn có thể đến đó đúng giờ.

- Chuẩn bị trang phục: Lựa chọn trang phục phù hợp với vị trí và ngành nghề mà bạn đang xin việc. Trang phục gọn gàng và chuyên nghiệp thường là lựa chọn tốt.

- Đừng uống quá nhiều caffeine. Có vẻ như uống một ly cà phê sữa giúp bạn có thêm năng lượng cho buổi phỏng vấn, nhưng nó cũng có thể khiến bạn bồn chồn và lo lắng.

Trong buổi phỏng vấn, hãy lịch sự và chuyên nghiệp. Cuối cùng, chúng tôi cũng khuyên bạn nên thực hành và ghi nhớ một số câu hỏi phỏng vấn phổ biến nhất cũng như học cách trả lời những câu hỏi đó. Ví dụ: "Hãy nói về bản thân bạn," "Tại sao bạn muốn làm việc ở đây?" và "Các điểm mạnh và điểm yếu của bạn là gì?". Thực hành với người thân hoặc bạn bè có thể giúp bạn trả lời câu hỏi này một cách tự tin.

Kết luận

Tìm kiếm việc làm là một quá trình phức tạp và đòi hỏi sự kiên nhẫn và nỗ lực. Bằng cách làm đúng theo những bước trên, bạn có thể tìm được công việc phù hợp với bạn và thực hiện sự nghiệp mình mong muốn. Chúc bạn thành công!

vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

084 8888 360