Tìm Công Việc Mơ Ước. Nâng Bước Thành Công!!

Cảm ơn bạn chọn Pharma360Tìm việc
Tra cứu dược thư quốc gia 20222 online miễn phí

Cách trả lời câu hỏi phỏng vấn: ĐIỂM MẠNH CỦA BẠN LÀ GÌ?

Lượt xem: 552Ngày đăng: 18-11-2022

"Điểm mạnh của bạn là gì?". Nếu bạn có thể làm cho người phỏng vấn nhìn thấy điểm mạnh của bạn và hiểu lý do tại sao chúng đặc biệt phù hợp với vai trò đó, điều đó có thể giúp bạn đáng kể trong việc nhận được công việc. Nhưng chúng ta luôn lo lắng về việc nói về điểm mạnh sai hoặc nói về điểm mạnh phù hợp theo cách cảm thấy “quá đà”. Làm cách nào để xác định những điểm mạnh tốt nhất để chia sẻ trong một buổi phỏng vấn?

Làm thế nào để trả lời câu hỏi "Điểm mạnh của bạn là gì?"

Hãy bắt đầu bằng cách tìm hiểu xem tại sao những người phỏng vấn lại hỏi câu hỏi này và họ muốn nghe bạn nói gì. Khi nhà tuyển dụng hỏi về điểm mạnh của bạn, họ muốn nghe ba điều quan trọng.

Đầu tiên là bạn có sự tự nhận thức để phản ánh được hiệu suất của bạn tại nơi làm việc. Vì vậy, về cơ bản, bạn biết điểm mạnh của mình là gì.

Thứ hai, bạn có bằng chứng để chứng minh cho những điểm mạnh đó. Bạn có thể giải thích lý do tại sao những đặc điểm đó thực sự là điểm mạnh của bạn.

Và thứ ba, đó là lý do tại sao những phẩm chất này sẽ giúp cho bạn thành công trong vai trò này. Vì vậy, bạn biết điểm mạnh của mình, bạn có thể chứng minh rằng bạn có chúng, nhưng tại sao chúng lại quan trọng khi chúng ta nói về chúng trong bối cảnh phỏng vấn xin việc này?

Ngay cả khi bạn không được hỏi trực tiếp về điểm mạnh của mình, hãy tìm cơ hội để thể hiện chúng. Tất nhiên, trong mọi cuộc phỏng vấn, mục tiêu của bạn là thể hiện những kỹ năng và kinh nghiệm phù hợp và hấp dẫn nhất cho vị trí ứng tuyển. Đôi khi, mọi người nghĩ rằng cách tiếp cận thông minh nhất để trả lời câu hỏi này chỉ đơn giản là lặp lại những phẩm chất lý tưởng mà một ứng viên sẽ có như được liệt kê trong bản mô tả công việc.

Có một phần trong số đó thực sự đang đi đúng hướng. Bạn muốn xem xét không chỉ những điểm mạnh mà bạn có, mà còn những điểm mạnh nào phù hợp nhất với vai trò ứng tuyển. Nếu bạn chỉ cố gắng nói ra điểm mạnh nào đó theo đúng bản mô tả công việc mà mình không có và nhà tuyển dụng hỏi rằng ”Hãy kể cho tôi nghe về một lần bạn đã thể hiện điểm mạnh đó", bạn có thể không có bất cứ điều gì thực chất để nói.

Các bước để trả lời câu hỏi “Điểm mạnh của bạn là gì?”

Vì vậy, chúng ta có các bước để trả lời câu hỏi “Điểm mạnh của bạn là gì?” như sau:

Bước 1: Xác định điểm mạnh thực sự của bạn. 

Mục tiêu ở đây là động não để suy nghĩ. Lập một danh sách dài mà chúng ta có thể rút gọn. Hãy tự hỏi bản thân câu hỏi: tôi thực sự giỏi về điều gì? Tôi có gì để cung cấp cho nhà tuyển dụng?

Có một vài loại điểm mạnh ở đây bạn có thể tham khảo:

Đầu tiên là kinh nghiệm. Về cơ bản, bạn có nhiều thời gian làm việc trong một ngành nhất định, nhiều kinh nghiệm làm việc trong một nhiệm vụ nhất định hoặc có một kỹ năng nhất định không? Bạn có một nhóm khách hàng hoặc công nghệ cụ thể mà bạn đã từng làm việc cùng trước đây không?

Thứ hai là kỹ năng mềm. Đây là những kỹ năng cơ bản ảnh hưởng đến cách chúng ta thực hiện công việc của mình. Bạn có giỏi quản lý con người không? Bạn có tuyệt vời ở kỹ năng lãnh đạo? Bạn có phải là một người đàm phán mạnh mẽ? Bạn có thực sự có tổ chức? Hay một người quản lý thời gian tuyệt vời?

Sau đó là các kỹ năng cứng. Bạn có thông thạo ngoại ngữ? Bạn có phải là một lập trình viên tuyệt vời? Bạn có phải là một copywriter? Bất cứ điều gì thực sự cho phép bạn thực hiện một nhiệm vụ cụ thể, đó là kỹ năng cứng.

Và cuối cùng là nền tảng giáo dục. Bạn có nền tảng giáo dục hoặc bằng cấp thực sự chuẩn bị cho bạn thành công hoặc chuyên môn trong lĩnh vực này không? Từ bằng đại học đến các chứng chỉ đặc biệt, hoặc thậm chí là các kỳ thực tập có liên quan từ khi bạn còn đi học. Nếu bạn cảm thấy bế tắc, hãy thử mở rộng ra ngoài tầm nhìn của chính mình. Kiểm tra các bài đánh giá hiệu suất cũ hoặc phản hồi từ đồng nghiệp khen ngợi công việc của bạn. Hãy coi đó là một điểm mạnh có thể.

Ngoài ra, nếu bạn chưa từng ở trong môi trường làm việc, hãy nghĩ về những gì giảng viên hoặc bạn bè của bạn đã nói về bạn. Hoặc nghĩ về khoảng thời gian thực tập. Bằng cách nói về những thứ chân thực nhất, bạn đang thể hiện sự chân thành và sự tự nhận thức được về bản thân mình, điều này giúp bạn vượt trội so với những ứng viên khác chưa từng thực hành câu hỏi.

Bây giờ, bạn cần thu hẹp danh sách đó và xác định những điểm mạnh tốt nhất để đề cập trong cuộc phỏng vấn. 

Bước 2: Ưu tiên những điểm mạnh mà bạn đã đề cập dựa trên mức độ phù hợp của chúng với vị trí ứng tuyển.

Bây giờ chúng ta đã có danh sách dài các điểm mạnh từ bước một và chúng ta đang cố gắng tìm ra những điểm ưu tiên để đề cập với nhà tuyển dụng. Điều gì sẽ hấp dẫn nhất đối với họ? Bây giờ chính là lúc chúng ta quay lại phần mô tả công việc.

Bạn sẽ xem danh sách các điểm mạnh và phẩm chất mà họ đang tìm kiếm ở một ứng viên, sau đó so sánh danh sách đó với danh sách của mình và tìm kiếm một sự trùng lặp. Thật tuyệt vời nếu có những phẩm chất trùng với danh sách của bạn. Bạn đã có thể nói một cách xác thực và thuyết phục hơn về những điểm mạnh đó bởi vì chúng đến từ bạn, và bạn có những câu chuyện để chứng minh về chúng.

Tuy nhiên, nếu bạn không có quá nhiều điểm trùng lặp hoặc nếu bạn nghĩ rằng tôi có phẩm chất này mà họ không nói rõ ràng rằng họ đang tìm kiếm, nhưng tôi nghĩ điều đó thực sự quan trọng đối với vị trí thì vẫn thật tuyệt. Chúng tôi thực sự khuyên bạn nên đề cập đến điều đó. Hầu hết các ứng viên sẽ chỉ đơn giản là đi đến danh sách ban đầu đó và đọc lại những phẩm chất của bản mô tả công việc là gì.

Vì vậy, nếu bạn có thể suy nghĩ một cách sáng tạo về giá trị duy nhất mà bạn có thể cung cấp, và thậm chí đôi khi nói: “Xin chào nhà tuyển dụng, em biết anh/chị đã không đề cập rằng đây là phẩm chất mà vị trí cần, nhưng em thực sự nghĩ rằng anh/chị cần nó, và em có phẩm chất này.” Điều đó khá thuyết phục và là một lời đề nghị chân thực, đôi khi khác biệt hơn nhiều so với những ứng viên chỉ tập trung vào sự có sẵn trong CV. Vì vậy, chúng tôi thực sự khuyên bạn nên suy nghĩ sáng tạo về những gì thực sự cần thiết để thành công trong vị trí ứng tuyển.

Hãy trau dồi danh sách dài các điểm mạnh rồi rút xuống còn ba điểm mà bạn cảm thấy có tác động nhất và phù hợp nhất với vai trò, và có thể bạn sẽ chỉ được yêu cầu nói về một điểm mạnh duy nhất.

Bước 3: Mô tả điểm mạnh.

Bây giờ bạn đã có những điểm mạnh liên quan mà bạn biết mình sẽ nói đến, hãy thực sự cân nhắc một cách chiến lược ngôn ngữ mà bạn sẽ sử dụng để mô tả chúng. Nếu câu trả lời của bạn là “có” khi bạn tự hỏi rằng: "Liệu hầu hết mọi người có thể nói điều này về bản thân họ không?", thì đã đến lúc nên chọn một điểm mạnh khác.

Ví dụ, thay vì kỹ năng con người, hãy sử dụng thứ gì đó mang tính mô tả hoặc độc đáo hơn, chẳng hạn như quản lý khách hàng, xây dựng mối quan hệ hoặc giải quyết xung đột. Bằng cách mài giũa chính xác những gì bạn giỏi, bạn sẽ có một lời đề nghị chuyên nghiệp rõ ràng và độc đáo hơn để phân biệt bạn với các ứng viên khác và nhà tuyển dụng của bạn sẽ có ý tưởng cụ thể hơn về cách bạn làm việc.

Bước 4: Kể một câu chuyện.

Bây giờ chúng ta biết điểm mạnh của mình là gì và chúng ta biết ngôn ngữ cụ thể mà chúng tôi sẽ sử dụng để mô tả chúng, nhưng điều đó là chưa đủ. Thay vì chỉ nói tại sao bạn nghĩ mình có điểm mạnh đó, thật tuyệt nếu bạn có thể cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn có điểm mạnh đó bằng cách kể một câu chuyện thực sự hấp dẫn. Bạn hãy mô tả tình huống bạn đang gặp phải, nhiệm vụ bạn có hoặc điều bạn cảm thấy mình phải làm, hành động bạn đã thực hiện và kết quả bạn đạt được. 

Bước 5: Nhấn mạnh sự tác động điểm mạnh của bản thân.

Tác động thực sự là thành phần quan trọng nhất trong câu trả lời. Khi nhà tuyển dụng muốn nghe về điểm mạnh của bạn, họ không chỉ muốn biết điểm mạnh của bạn là gì và ví dụ để chứng minh rằng bạn thực sự có chúng, họ còn muốn biết điểm mạnh này sẽ giúp công ty của tôi thành công như thế nào. 

Bạn có thể đã thành công nhờ điểm mạnh của mình trong công việc trước đây. Còn với các nhà tuyển dụng mới? Bạn cần đảm bảo rằng bạn tạo ra mối liên hệ giữa điểm mạnh này và cách nó sẽ mang lại lợi ích cho công ty. Vì vậy, hãy tìm hiểu cụ thể về các mục tiêu của công ty, về bất kỳ chi tiết nào mà bạn có thể liên kết cụ thể với việc điều này sẽ thực sự mang lại lợi ích như thế nào cho nhà tuyển dụng.

Mẹo bổ sung: Tránh lan man. Điều đó thực sự có thể khiến bạn có vẻ lo lắng hơn thực tế. Bạn nên trả lời từ một đến hai phút khi nói về điểm mạnh nhất của mình. 

Những điều bạn nên tránh khi nói về điểm mạnh của mình và những điểm mạnh cụ thể mà bạn không nên đề cập

Có ba sai lầm phổ biến mà mọi người mắc phải khi thảo luận về điểm mạnh của họ trong một cuộc phỏng vấn.

Sai lầm 1: thiếu tự tin.

Cần rất nhiều cái nhìn sâu sắc và suy nghĩ thấu đáo để hiểu được những điểm mạnh mà bạn có. Nó thực sự cho thấy rằng bạn đang suy nghĩ và cân nhắc về cách bạn tiếp cận công việc của mình. Nếu bạn đang tìm kiếm câu trả lời hoặc không có điều gì chân thành hoặc độc đáo để nói, điều đó thực sự có thể khiến bạn có vẻ không tự tin về bản thân.

Sai lầm 2: không thoải mái vì cảm thấy như đang khoe khoang về bản thân.

Nhiều ứng viên không thoải mái khi nói về điểm mạnh của họ. Bây giờ là lúc để khoe khoang. Bạn đang trong một cuộc phỏng vấn. Vì vậy, hãy cố gắng hết sức để cảm thấy thoải mái khi thảo luận về những gì bạn thực sự giỏi. Tuy nhiên, nói thì dễ hơn làm rất nhiều.

Chúng tôi có một mẹo nhanh ở đây, đó là nếu bạn không thoải mái trong tình huống này, hãy cố gắng thể hiện thay vì nói. Thay vì cảm thấy như: ồ, tôi đang tự phụ hoặc cố gắng khẳng định điểm mạnh này và nói rằng tôi có nó, chỉ cần nói một cách đơn giản và sau đó dành phần lớn thời gian của bạn để nói về những hành động trong quá khứ mà bạn đã thực hiện để chứng minh điều đó và để hành vi của bạn tự nói lên điều đó.

Sai lầm thứ 3: chọn một điểm mạnh tầm thường.

Hãy nhớ rằng, đừng chọn một điểm mạnh mà hầu hết mọi người đều có thể nói đến. Trong trường hợp này, sự khan hiếm tạo ra giá trị và một sản phẩm độc đáo. Nếu họ muốn ai đó có điều đó, họ cần phải đến với bạn.

Ví dụ, một điểm mạnh cần tránh nói đó là chăm chỉ. Đây là một điểm mạnh không có gì độc đáo. Thay vào đó, bạn có thể nói rằng bạn là người không ngừng theo đuổi mục tiêu. Rằng bạn đang tình nguyện liên tục đảm nhận các dự án mới. Tất cả những điều đó cụ thể hơn nhiều so với việc chỉ là một nhân viên chăm chỉ.

Kết luận cho cách trả lời "Điểm mạnh của bạn là gì?"

Được rồi, hãy nhanh chóng tóm tắt lại cách trả lời “Điểm mạnh của bạn là gì?”:

Bước 1: xác định những điểm mạnh thực sự của bạn. Xem phản hồi về hiệu suất thông qua bạn bè hoặc đồng nghiệp cũ có thể là một cách tuyệt vời để bắt đầu.

Bước 2: thu hẹp danh sách đó xuống còn ba điểm mạnh phù hợp nhất với vai trò ứng tuyển. Và đừng ngại vượt ra ngoài bản mô tả công việc bằng cách suy nghĩ chín chắn về những gì bạn có thể cung cấp cho công việc.

Bước 3: mô tả những điểm mạnh đó bằng ngôn ngữ cụ thể. Hãy nhớ rằng sự khan hiếm là giá trị.

Bước 4: thể hiện điểm mạnh của bạn thông qua những câu chuyện thành công. 

Bước 5: nhấn mạnh tác động. Điểm mạnh này hữu ích như thế nào đối với người quản lý cũ của bạn và nó sẽ là tài sản như thế nào đối với người quản lý tương lai?

Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích, hãy thường xuyên ghé thăm chuyên mục hướng nghiệp của Pharma360.vn để đọc nhiều chủ đề hơn nữa nhé!

vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

084 8888 360