Tìm Công Việc Mơ Ước. Nâng Bước Thành Công!!

Cảm ơn bạn chọn Pharma360Tìm việc
Tra cứu dược thư quốc gia 20222 online miễn phí

KHÔNG CHUẨN BỊ, LÀ CHUẨN BỊ CHO SỰ THẤT BẠI

Lượt xem: 8239Ngày đăng: 12-09-2018

Gần đây mình nhận được 1 số Inbox của các em K69 hỏi mình về kinh nghiệm phỏng vấn, hỏi về công ty, hỏi về sếp sẽ phỏng vấn các bạn í (Công ty các bạn í phỏng vấn là công ty cũ của mình).

Đa số các em khi mình hỏi em đi phỏng vấn vậy em có biết công việc em nhận được nếu em đỗ sẽ làm gì chưa? Và cái mình nhận được là những cái lắc đầu. Các em chưa sẵn sàng để đón nhận cơ hội này, làm việc cho 1 công ty Đa quốc gia ngay từ lúc còn đang là sinh viên. Công việc đó sẽ giúp các em trưởng thành hơn, được gặp gỡ những anh chị đi trước và được dạy những kiến thức mà ngồi trên ghế nhà trường các em không được học. Vậy tại sao các em lại không tìm hiểu trước, với bản thân mình đánh giá sự chuẩn bị của mỗi người quyết định đến 80% đỗ hay trượt, còn 20% còn lại là phụ thuộc vào sự phù hợp của bản thân mỗi người với công ty.

Nhân đây thì mình cũng muốn chia sẻ đến các em cách để chuẩn bị cho bản thân những hành trang để có 1 công việc tốt khi  mà các em chưa biết phải làm gì(thực ra sau này có ai hỏi chỉ việc tương nó vào mồm các em thôi :v).

Đầu tiên: Hãy xác định mục tiêu rõ ràng cho bản thân, bạn thực sự muốn làm công việc gì?

Tại vì sao mình lại bắt các bạn phải có mục tiêu rõ ràng, vì:

  1. Tránh lãng phí thời gian của bản thân vì lựa chọn sai công việc.  
  2. Nếu đỗ hiệu quả công việc sẽ không cao.
  3. Làm chậm quá trình thăng tiến trong tương lai.

Công ty mình có 1 bạn vào công ty cùng dịp với mình, bản thân mình đánh giá bạn ấy rất giỏi cả về kỹ năng cũng như kiến thức chuyên môn. Có dịp mình làm cùng địa bàn với bạn ấy nên cả 2 nói chuyện với nhau nhiều hơn và bạn ấy chia sẻ là bản thân không phù hợp với nghề TDV sau 1 năm làm công việc này và muốn thay đổi công việc. Rất nhanh sau đó thì mình nghe tin bạn ấy đã chuyển sang làm Sản xuất ở bộ phận QC.

Ở đây mình không đánh giá bạn ấy làm thế là đúng hay sai nhưng nếu bạn ấy suy nghĩ, tìm hiểu trước công việc phù hợp với bản thân  thì bạn ấy đã không lãng phí 1 năm tuổi trẻ của mình.

Cho nên đây là bước đối với mình là quan trọng nhất mà nhiều bạn hay bỏ qua. Nếu bạn đã có kinh nghiệm đi làm thêm trong quá trình học đại học, không nhất thiết phải liên quan đến nghành Dược và bạn cảm thấy mình thích công việc đó, thì hãy tiếp tục công việc tương tự như vậy. Ví dụ bạn đã từng làm PG sữa, kinh doanh online thời sinh viên, đó là những công việc liên quan đến Sale đến Marketing Online thì bạn có thể tiếp tục công việc trong lĩnh vực marketing dược hoặc TDV. Thế nhưng nếu bạn không thật sự thích công việc nào đó hoặc bạn chưa bao giờ đi làm thêm? Hoặc chỉ đi Gia sư trong quá trình học ( Công việc này sinh viên Dược hay làm nhất) Làm sao đây…., đừng quá lo lắng. Hãy cố gắng tìm hiểu từng công việc một, hỏi các anh chị, hỏi Google xem những công việc đó sẽ làm gì để xem nó có phù hợp với tính cách, năng lực của bản thân mình hay không. Sau khi tìm được công việc mà mình muốn làm sau này hãy cố gắng tìm hiểu sâu về nó để hiểu được công việc đó cần 1 người như thế nào, công việc hàng ngày là làm những cái gì. Có tin tuyển dụng phù hợp với công việc mình thích sẽ Apply ngay(việc chuẩn bị CV, cách Pv như thế nào mình xin phép được chia sẻ trong trong bài sau), nếu được gọi đi pv sẽ không phải tìm hiểu thêm về công việc nữa mà dành thời gian đó để tìm hiểu về Công ty, về sản phẩm, về sếp vì từ thời gian được gọi đến lúc pv chỉ vọn vẹn có 2.3 ngày.

Thứ 2: Hãy tập trả lời các câu hỏi phổ biến mà nhà tuyển dụng thường hay hỏi.

Đây là những câu hỏi các bạn sẽ được gặp đi gặp lại rất nhiều lần, trong hầu hết các buổi pv. Làm sao để có bộ câu hỏi này:

  1. Tham khảo Google.
  2. Hỏi từ các anh chị đi trước, nhờ các anh chị tổng hợp lại.
  3. Truy cập Pharma360 để nhận bộ câu hỏi này.

Các bạn phải tự thân trả lời những câu hỏi này, hãy viết ra những ý chính và trau chuốt dần. Sau khi trả lời xong hãy nhờ các anh chị có kinh nghiệm đọc và chỉnh sửa sao cho phù hợp. Đừng trông chờ các anh, chị sẽ giúp các bạn trả lời hoàn toàn những câu hỏi này, vì như vậy là các bạn đang giới thiệu hộ 1 người khác cho nhà tuyển dụng đấy. Hãy cố gắng ghi nhớ những câu hỏi này vì nó sẽ được xài đi xài lại rất nhiều lần.

Thứ 3: Hãy tìm hiểu thật kỹ về công ty mà các bạn phỏng vấn.

Hãy tìm hiểu càng chi tiết càng tốt. Vậy tìm hiểu về công ty là tìm hiểu những cái gì:

  1. Về văn hóa công ty.
  2. Các sản phẩm nổi bật của công ty.
  3. Sản phẩm mình phỏng vấn.
  4. Điều gì làm em ấn tượng về công ty.
  5. Các anh chị nào mình quen đang làm việc ở công ty này ( Hãy gõ cửa để nhận sự trợ giúp từ họ)
  6. SWOT sản phẩm, công ty

Hãy viết ra những gì bạn đã biết về công ty như thông tin chung về công ty, các sản phẩm nổi bật, … Còn những cái bạn chưa biết bây giờ bạn sẽ làm như thế nào, đó là lên Website công ty tìm hiểu, hỏi các anh chị mà mình quen đang làm công ty này hoặc nhờ anh chị giới thiệu 1 anh chị làm trong công ty và tốt hơn hết là làm trong nhóm các bạn pv.

Mình chia sẻ thêm cách mình đã chuẩn bị về các công ty trước khi đi pv. Hồi đó mình có 1 nhóm khoảng 5 bạn, lúc đó là khoảng giữa tháng 2 bọn mình đã ngồi lại với nhau và chia mỗi bạn tìm hiểu 1 công ty Dược phẩm khác nhau. Mỗi bạn sẽ trình bày bằng slide trước các bạn còn lại. Và cứ mỗi buổi như vậy bọn mình sẽ thảo luận về 5 công ty đó và chỉ cần 3 buổi là các bạn đã có thể hiểu hết được 15 công ty. Khi đi pv công ty nào mình chỉ cần lấy Slide ra và đọc lại chứ không phải chạy đôn chạy đáo nhờ các anh chị training nữa mà việc đó mình đã làm từ tháng 2.

Rất đơn giản đúng không? J

Thứ 4: Hãy dành thời gian trước khi đi pv để tìm hiểu người sẽ phỏng vấn mình, vị trí pv cần 1 người như thế nào?

Bước này với mình khá là quan trọng, nếu bạn tìm hiểu kỹ thì bạn sẽ rất dễ dàng nắm bắt được tâm lý của người phỏng vấn và hướng họ đến những câu hỏi mà bạn mong muốn.

Xây dựng câu trả lời hướng đến vị trí mà nhà tuyển dụng cần, phù hợp với vị trí đang tuyển dụng.

Những thông tin này bạn tìm hiểu từ đâu:

  1. Từ các anh chị.
  2. Từ Facebook
  3. Từ các buổi Workshop mà có thể các chị đấy đã từng tham gia.

Nếu may mắn bạn đã có cơ hội gặp nhà tuyển dụng từ trước thì hãy chia sẻ với họ và biến buổi phỏng vấn thành 1 buổi chia sẻ (Cái này mình đã gặp và sau đó anh ý đã là sếp của mình trong 1 năm rưỡi)

Đến đây là bạn đã trang bị được cho mình những thông tin cần thiết để tự tin đi phỏng vấn, phần còn lại là hãy biến những cái mình được chia sẻ thành của mình bằng sự chuẩn bị và sự tự tin.

Tuy nhiên, nếu chưa thành công trong buổi phỏng vấn hãy làm tiếp điều cuối cùng này nhé.

Cuối cùng: Lặp lại bốn bước trên với các công ty khác nếu bạn phải đi xin việc lần hai, ba.

Hãy nhớ trong bối cảnh ngành Dược hiện nay, Dược sỹ được đào tạo ra rất nhiều dẫn đến tình trạng thừa Dược sỹ nên bạn phải thật sự cố gắng chớp lấy những cơ hội mà mình có, hãy xem mỗi lần pv là cơ hội cuối của mình vậy. Do đó nếu chưa thành công, hãy thư giãn và lặp lại các bước trên. Sau mỗi lần bạn sẽ học được một bài học hữu ích cho công việc sau này.

 Chúc các bạn may mắn.

vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

084 8888 360