Tìm Công Việc Mơ Ước. Nâng Bước Thành Công!!

Cảm ơn bạn chọn Pharma360Tìm việc
Tra cứu dược thư quốc gia 20222 online miễn phí

Một số đề thi Hóa Phân tích 1 trong đề thi cuối kỳ

Lượt xem: 4290Ngày đăng: 17-10-2023

Biên soạn: Đào Tú Anh Đào


BÀI KIỂM TRA SỐ 1: CÂN BẰNG VÀ CHUẨN ĐỘ ACID – BASE 

THỜI GIAN: 90’ (Không kể phát đề)

Thí sinh được sử dụng tài liệu 

ĐỀ BÀI 

Câu 1: (2,0 điểm) Giải thích các dữ kiện liên quan đến chất chỉ thị trong một số mệnh đề dưới:  

(1) Chất chỉ thị trong chuẩn độ acid base là những chất có màu sắc thay đổi theo sự biến đổi  pH của dung dịch.  

(2) Ở nồng độ nhỏ (10-5– 10-4) màu đã phải xuất hiện khá rõ 

(3) Màu chuyển nhanh, rõ rang trong một khoảng pH hẹp  

(4) Khoảng chuyển màu của chất chỉ thị thường phải nằm trong bước nhảy pH  

Câu 2: (2,0 điểm) Chứng minh rằng trong dung dịch chứa đơn acid loãng HA khi nồng độ càng  loãng thì pH càng tăng. Biết hằng số acid HA ka và nước có kn = 10-14. 

Câu 3: (3,0 điểm) Dung dịch 1 được pha chế bằng cách hòa tan 15,41g acid 3,4- dihydroxybenzoic (3,4-DHBA) có pka = 4,48 và 15,41g acid 3,5-dihydroxybenzoic (3,5- DHBA) có pka = 4,04 vào 1L nước.  

Dung dịch 2 được pha chế bằng cách hòa tan 30,08g hỗn hợp (chưa rõ thành phần) gồm 3,4- DHBA và 3,5-DHBA vào nước rồi pha loãng đến thể tích 1L. pH của dung dịch mới đo được là  2,40.  

a. Tính pH của dung dịch 1 

b. Tính khối lượng từng thành phần để pha chế dung dịch 2 

c. Có thể sử dụng máy đo pH với dung sai 0,02 đơn vị pH để định lượng thành phần trong  dung dịch 2 được hay không? Giải thích.  

Câu 4: (3,0 điểm) Chuẩn độ 40,00mL một acid HA bằng NaOH 0,1M , thể tích tại điểm tương  đương là 20mL, pH tại điểm tương đương là 8,36.  

a. Tính pH của dung dịch khi chưa thêm NaOH  

b. Tính pH của dung dịch khi thêm được 10,00 và 22,00mL NaOH  

c. Nếu dừng chuẩn độ tại pH=7 thì sai số của phép chuẩn độ sẽ là bao nhiêu? 

HẾT


BÀI KIỂM TRA SỐ 2: CÂN BẰNG VÀ CHUẨN ĐỘ ACID – BASE 

THỜI GIAN: 90’ (Không kể phát đề)

Thí sinh được sử dụng tài liệu  

ĐỀ BÀI 

Câu 1: (1,0 điểm) Trình bày các yêu cầu của một chất được dùng làm chất gốc và cho biết  trong hai chất NaOH và acid oxalic (H2C2O4.2H2O) thì chất nào là chất gốc. 

Câu 2: (4,0 điểm) Chuẩn độ 10,0mL dung dịch A gồm Na2CO3 0,04M và NaHCO3 0,04M,  thêm vài giọt chỉ thị X và chuẩn độ bằng dung dịch HCl 0,04M đến khi dung dịch chuyển màu  thì dừng lại. Sau đó,thêm tiếp chỉ thị Y rồi tiếp tục chuẩn độ bằng HCl 0,04M đến khi chuyển  màu.  

a. Tính pH tại điểm tương đương thứ nhất và thứ hai từ đó định danh các chất chỉ thị X,Y  dựa vào bảng dưới. Cho biết H2CO3 có pka1 = 6,62; pka2 = 10,35. CO2 tạo thành tan hoàn  toàn trong dung dịch với độ tan L = 0,03M.  

Chất chỉ thị 

Khoảng chuyển màu 

Chất chỉ thị 

Khoảng chuyển màu

Methyl lục 

0,1-2,0 

Bromthymol xanh 

6,0 – 7,6

Methyl da cam 

3,1 – 4,4 

Phenolphtalein 

8,0 – 10,0

Methyl đỏ 

4,2 – 6,2 

Alizarin vàng 

10,1 – 12,1

b. Trong thực tế, khi chuẩn độ đến gần điểm tương đương thứ hai, người ta thường đun sôi  dung dịch khoảng 2’ sau đó để nguội và chuẩn độ tiếp. Hãy cho biết mục đích của thao  tác này ? 

Câu 3: (2,0 điểm) Trong phân tích thể tích, khi chuẩn độ các đa acid hoặc đa base, nếu tỉ số các  hằng số phân li kế tiếp vượt quá 1,00.104lần thì cho phép chuẩn độ riêng rẽ từng nấc với sai số không quá 1%. Mặt khác để đảm bảo sai số cho phép phân tích thể tích, người ta thường chuẩn độ các acid, base có hằng số cân bằng lớn hơn 1,00.10-9. Bằng tính toán hãy giải thích các dữ kiện trên. 

Câu 4: (3,0 điểm) Nước chanh là một dung dịch của acid citric có khí CO2 và Saccharose hòa  tan. Để điều chế 1,0L nước chanh cần 100mL nước ép chanh, 150g Saccharose và nước khoáng  có CO2. Tính pH của nước chanh. Biết nước ép chanh chứa acid citric với nồng độ 0,120M;  CO2 hòa tan trong nước khoáng 25mM; hằng số acid của acid citric: pka1 = 3,1; pka2 = 5,9 và  pka3 = 6,4; hằng số acid của acid carbonic: pka1 = 6,35 và pka2 = 10,33.  

HẾT


BÀI KIỂM TRA SỐ 3: CÂN BẰNG VÀ CHUẨN ĐỘ ACID – BASE 

THỜI GIAN: 90’ (Không kể phát đề)

Thí sinh được sử dụng tài liệu  

ĐỀ BÀI 

Câu 1: (1,0 điểm) Trình bày các yêu cầu của một phản ứng hóa học dùng trong chuẩn độ và các  kỹ thuật chuẩn độ.  

Câu 2: (2,0 điểm) Thêm acid HCl 0,1M vào dung dịch triethylamin 0,01M để pha dung dịch  đệm. Để thu được dung dịch có pH = 10,5 thì số ml HCl cần cho vào 100ml triethylamin 0,01M  là bao nhiêu? Biết pka(dạng acid-Triethylamin) = 10,75.  

Câu 3: (4,0 điểm) Có 4 lọ hóa chất (A, B, C, D) bị mất nhãn, mỗi lọ chứa có thể là dung dịch  của một trong các chất: HCl, H3AsO4, NaH2AsO4, cũng có thể là dung dịch hỗn hợp của chúng.  Để xác định các lọ hóa chất trên, người ta tiến hành chuẩn độ 10,00 ml mỗi dung dịch bằng  dung dịch NaOH 0,120 M, lần lượt với từng chất chỉ thị metyl da cam (pH = 4,40),  phenolphtalein (pH = 9,00) riêng rẽ. Kết quả chuẩn độ thu được như sau:  

Dung dịch chuẩn độ 

VNaOH = V1 (ml) 

Dùng chỉ thị metyl da cam 

VNaOH = V2 (ml) 

Dùng chỉ thị phenolphtalein

D

12,50 

11,82 

10,75 

0,00

18,20 

23,60 

30,00 

13,15

a. Hãy biện luận để xác định thành phần định tính của từng dung dịch A, B, C, D. 

b. Tính nồng độ ban đầu của chất tan trong dung dịch C. 

Câu 4: (3,0 điểm) Để điều vị cho nước coca-cola người ta cho thêm H3PO4 với hàm lượng  photphorus là 160mg/1L nước uống này. Ngoài ra tổng lượng CO2 nén vào chai 330,0mL là  1,1g.  

a. Giả thiết toàn bộ CO2 tan hết trong nước coca-cola. Tính pH của nước coca-cola. b. Sau khi mở lắp chai coca-cola để cân bằng trong không khí thì pH của nước coca-cola sẽ thay đổi như thế nào? giải thích?  

Cho biết acid H3PO4 có pka1 = 2,15; pka2 = 7,21; pka3 = 12,32; acid carbonic có pka1 = 6,35;  pka2 = 10,33. Hằng số Henry của CO2 KH = 30,2 (atm.l.mol-1). Trong không khí CO2 chiếm  0,0384% về số mol, Pkhí quyển = 1 atm. 


BÀI KIỂM TRA SỐ 4: CÂN BẰNG VÀ CHUẨN ĐỘ TẠO PHỨC 

THỜI GIAN: 90’ (Không kể phát đề)

Thí sinh được sử dụng tài liệu  

ĐỀ BÀI 

Câu 1: (1,0 điểm)

Trình bày các yêu cầu của chỉ thị kim loại và các kỹ thuật chuẩn độ complexon. 

Câu 2: (2,0 điểm) 

Trộn hai dung dịch Fe3+ 0,0010M và SCN 0,10M. Phức FeSCN2+ có hằng số bền β = 102,1 và  có màu đỏ khi nồng độ phức ≥ 10-5,5. Nồng độ của F cần thêm là bao nhiêu để làm mất màu đỏ biết phức FeF2+ có hằng số bền là 105,5. 

Câu 3: (4,0 điểm) 

Chuẩn độ 10,0 ml hỗn hợp 2 ion kim loại A và B cùng nồng độ 0,01M bằng EDTA 0,01M trong  môi trường đệm amoni clorid 0,0179M, pH=9.  

a, Tính lgβ’ của 2 kim loại trên với EDTA trong các điều kiện đã cho. 

b, Có thể chuẩn độ riêng biệt được 2 ion trên bằng EDTA hay không? Ion nào tạo phức trước? 

c, Tính nồng độ ion kim loại A và B tồn tại tự do tại thời điểm tương đương của từng kim loại? Biết pkb(NH4OH) = 4,76 hằng số bền phức kim loại với EDTA của A và B lần lượt là 13,95;  18,0. Hằng số bền phức kim loại A với NH3 là lgk1= 2,1; lgk2= 1,6; lgk3= 0,9; lgk4= 0,8; lgk5=  0,2; hằng số bền của kim loại A với OH lần lượt là lgk1= 7,0; lgk2= 5,2.  

Câu 4: (3,0 điểm) 

Tính nồng độ cân bằng của NH3 trong 100ml dung dịch có chứa 0,01 mol AgCl để hòa tan vừa  hết lượng kết tủa này. Biết phức của Ag+và NH3 có lgβ1 = 3,32; lgβ2 = 7,24; T(AgCl) =  1,82.10-10. 

HẾT


BÀI KIỂM TRA SỐ 5: CÂN BẰNG VÀ CHUẨN ĐỘ TẠO PHỨC 

THỜI GIAN: 90’ (Không kể phát đề)

Thí sinh được sử dụng tài liệu  

ĐỀ BÀI 

Câu 1: (1,0 điểm) 

So sánh việc xử lý với nước có trong chất gốc dùng để pha các dung dịch chuẩn trong chuẩn độ.  Cho ví dụ minh họa và cách xử lý. 

Câu 2: (3,0 điểm) 

Khi tiến hành chuẩn độ Pb2+ 0,05 M bằng EDTA 0,05 M trong dung dịch đệm acetat có pH =  4,5 có nồng độ [CH3COO-] = 0,15 M. Anh/chị hãy: 

1. Tính hằng số bền điều kiện của [PbY2-], phản ứng này có toàn lượng không? 

2. Tính pPb tại các thời điểm thêm 99,0%; 100% và 101,0% EDTA 0,05 M vào dung dịch Pb2+ 0,05M (bỏ qua sự thay đổi thể tích). 

Biết: Hằng số bền của phức Pb2+ với EDTA là 1018,04 

Acid H4Y có pKa (1->4) lần lượt: 2,07; 2,75; 6,24; 10,34 

Câu 3: (3,0 điểm) 

Viết cân bằng tạo phức xảy ra khi đưa một lượng Cd2+ vào dung dịch chứa SCN 0,15M có môi  trường đệm NH3 0,01M ở pH 9,5. Hãy xác định dạng phức nào bền hơn và tỷ lệ phần mol các  dạng tồn tại của phức trong hỗn hợp trên. 

Câu 4: (3,0 điểm) 

Khi chuẩn độ Ca2+ 0,01M bằng Complexon 0,01M trong môi trường đệm amoni có [NH3] =  1M; [NH4+] = 0,176M có thể dùng chỉ thị Deneriocrom T được không? Tại sao? 

HẾT


BÀI KIỂM TRA SỐ 6: CÂN BẰNG VÀ CHUẨN ĐỘ TẠO PHỨC 

THỜI GIAN: 90’ (Không kể phát đề)

Thí sinh được sử dụng tài liệu  

ĐỀ BÀI 

Câu 1: (1,0 điểm) Nêu vai trò của pH trong chuẩn độ Complexon, ngoài ảnh hưởng đến độ bền  của phức EDTA-KL, pH ảnh hưởng thế nào tới chất chỉ thị?  

Câu 2: (3,0 điểm) Tính hằng số bền điều kiện của phức EDTA-Fe(III) ở các pH : 1 ; 2 ; 3 ; 4 ; 5  ; 6 ; 7 ; 8 ; 9 ; 10 ; 11. Giả sử Fe(III) không có phản ứng phụ khác ngoài phản ứng với EDTA. Câu 3: (2,0 điểm) Chuẩn độ dung dịch Mg2+ 0,01M bằng dung dịch EDTA cùng nồng độ, có  pH = 10 và dùng chỉ thị đổi màu khi tỷ lệ = 1. Để chất chỉ thị đổi màu đúng điểm tương đương  thì hằng số bền điều kiện β’(MgInd) bằng bao nhiêu? Biết β(MgY) = 5.108 

Câu 4: (4,0 điểm) Để xác định nồng độ Mn2+ và Hg2+ trong một mẫu phân tích, người ta tiến  hành hai thí nghiệm. 

Thí nghiệm 1: Thêm 25,00 mL dung dịch EDTA 0,040 M vào 20,00 mL dung dịch phân tích.  Điều chỉnh pH dung dịch đến 10,50. Chuẩn độ EDTA (dư) bằng chất chỉ thị thích hợp và tiêu  tốn hết 12,00 mL dung dịch Mg2+ 0,025 M. 

Thí nghiệm 2: Hòa tan 1,400 gam KCN vào 20,00 mL dung dịch phân tích (giả sử thể tích  không đổi khi hòa tan) rồi thêm 25,00 mL dung dịch EDTA 0,040 M. Chuẩn độ EDTA (dư) trong hỗn hợp thu được ở pH 10,50 tiêu tốn 20,00 mL dung dịch Mg2+ 0,025 M. 

a. Bằng tính toán chứng minh rằng: không thể định lượng được Hg2+ bằng cách chuẩn độ với  EDTA với sự có mặt của KCN trong dung dịch (hay Hg2+ bị che ở dạng phức của Hg(CN)42-). 

b. Viết các phương trình hóa học của các phản ứng trong hai thí nghiệm và tính nồng độ mol  của Mn2+ và Hg2+ trong dung dịch phân tích.  

(Giả sử các quá trình khác của Hg2+ bị bỏ qua; các giá trị pKa của H4Y và hằng số tạo phức cần  thiết tra cứu trong giáo trình phân tích 1 ĐH Dược Hà Nội).  

HẾT


BÀI KIỂM TRA SỐ 7: CÂN BẰNG VÀ CHUẨN ĐỘ KẾT TỦA HÒA TAN 

THỜI GIAN: 90’ (Không kể phát đề)

Thí sinh được sử dụng tài liệu  

ĐỀ BÀI 

Câu 1: (1,0 điểm) Kỹ thuật chuẩn độ thay thế được sử dụng trong những trường hợp nào? Cho  ví dụ và viết công thức tính nồng độ P(g/l) của dung dịch cần chuẩn độ theo nồng độ theo nồng  độ đương lượng của các dung dịch chuẩn độ? 

Câu 2: (2,0 điểm) 

Tính độ tan của tủa Mg(OH)2 trong nước và trong dung dịch Mg(NO3)2 0,02M biết T(Mg(OH)2) =  1,8.10-11. Độ tan trong dung dịch Mg(NO3)2 tăng hay giảm bao nhiêu lần so với trong nước?  T(Mg(OH)2) = 1,8.10-11 và M(Mg(OH)2) = 58. 

Câu 3: (3,0 điểm) 

a. Tính nồng độ cân bằng của các cấu tử trong dung dịch AgCl bão hòa. Biết các cân bằng  sau xảy ra trong dung dịch:  

AgCl(r) ⬄ Ag++ Cl-; T = 1,8.10-10 

Ag++ Cl- ⬄ AgCl(tan) ; K1 = 5,01.103 

AgCl(tan) + Cl- ⬄ AgCl2-; K2 = 83,2 

b. Xây dựng hàm độ tan S = f(Cl-) và xác định độ tan nhỏ nhất của AgCl.  

Câu 4: (4,0 điểm) 

Chuẩn độ một hỗn hợp gồm Br 0,01M và Cl 0,1M bằng dung dịch Ag+0,1M 

a, Có thể kết tủa được riêng từng ion không? (Giả thiết mỗi ion được kết tủa hết khi nồng độ  của nó trong dung dịch dưới 10-6M) 

b, Tính số ml K2CrO4 5% cần cho vào hỗn hợp ban đầu để tủa Ag2CrO4 xuất hiện đúng điểm  tương tương. Biết thể tích dung dịch sau chuẩn độ là 29 ml. 

HẾT


BÀI KIỂM TRA SỐ 8: CÂN BẰNG VÀ CHUẨN ĐỘ KẾT TỦA HÒA TAN 

THỜI GIAN: 90’ (Không kể phát đề)

Thí sinh được sử dụng tài liệu  

ĐỀ BÀI 

Câu 1: (1,0 điểm) Kỹ thuật chuẩn độ thừa trừ được sử dụng trong những trường hợp nào? Cho  ví dụ và công thức tính nồng độ đương lượng của dung dịch cần chuẩn độ theo nồng độ của  dung dịch chuẩn.  

Câu 2: (3,0 điểm) Cho từ từ dung dịch AgNO3 x(M) vào 25,00mL hỗn hợp gồm KCl 0,010M,  KBr 0,050M; KSCN 0,100M và K2CrO4 0,012M. Khi bắt đầu xuất hiện kết tủa đỏ gạch của  Ag2CrO4 thì hết 35,20mL dung dịch AgNO3 x(M). Cho biết pT của AgCl (10), AgBr (13),  AgSCN (12), Ag2CrO4 (12), pka(HCrO4-) = 6,5. Tính giá trị x ?  

Câu 3: (3,0 điểm) Người ta định lượng KI trong một mẫu bằng phương pháp Volhard. Cân  chính xác 3,6589g mẫu hòa tan thành dung dịch, vừa đủ thành 50,00ml. Lấy 20,00 ml dung dịch  mẫu thu được phản ứng với 50,00 ml dung dịch AgNO3. Lọc loại tủa gộp toàn bộ dịch lọc và  dịch rửa vào bình định mức 100 ml rồi thêm nước vừa đủ đến vạch. Hút chính xác 50,00ml dịch  lọc chuản độ lại bằng dung dịch chuẩn độ KSCN 0,1023N với chỉ thị Fe3+hết 5,75ml  

a, Viết các phương trình phản ứng xảy ra  

b, 20,00ml dung dịch AgNO3 kể trên phản ứng vừa đủ với 21,55ml dung dịch KSCN 0,1023N.  Hãy tính nồng độ N của AgNO3 

c, Tính hàm lượng KI trong mẫu.  

Câu 4: (3,0 điểm) Cho T(CaCO3) = 1,2.10-8 mol2.L-2; T(CaC2O4) = 2.10-9 mol2.L-2. Mô tả và  giải thích hiện tượng khi trộn đồng thể tích dung dịch CaCO3 bão hòa và dung dịch CaC2O4 bão  hòa.( bỏ qua các quá trình tạo phức, ảnh hưởng của pH, tương tác oxy hóa khử và các tương tác  khác (nếu có). Tính nồng độ các ion trong dung dịch khi cân bằng. 

HẾT


BÀI KIỂM TRA SỐ 9: CÂN BẰNG VÀ CHUẨN ĐỘ KẾT TỦA HÒA TAN 

THỜI GIAN: 90’ (Không kể phát đề)

Thí sinh được sử dụng tài liệu  

ĐỀ BÀI 

Câu 1: (1,0 điểm) Trình bày các yêu cầu của một phản ứng chuẩn độ? Trình bày các cách giải  quyết khi một phản ứng chuẩn độ không đạt yêu cầu. 

Câu 2: (3,0 điểm) Một dung dịch chứa BaCl2 và SrCl2 đồng mol 0,01 mol.L-1. Có thể tách hoàn  toàn các ion trên dưới dạng tủa sulfat được hay không bằng cách thêm dung dịch Na2SO4 bão  hòa với tiêu chí đặt ra là kết tủa tách ra có độ tinh khiết không dưới 99,9%? Quá trình tách có  hoàn toàn hay không? Với tiêu chí: ion kim loại được coi là kết tủa hoàn toàn khi nồng độ còn lại trong dung dịch không quá 1ppm. Cho biết: T(BaSO4) = 10-10; T(SrSO4) = 3.10-7. 

Câu 3: (3,0 điểm) Các dữ kiện về độ tan của một số chất rắn sau trong dung môi nước tại 25oC  (Các hằng số cần thiết khác tra cứu trong giáo trình hóa phân tích 1 ĐH Dược Hà Nội)  

Chất rắn 

CaCO3 

CaSO4 

BaCO3 

BaSO4

Độ tan S (mol.L-1) 

1,3.10-4

4,5.10-2

9,1.10-5

9,4.10-6

Giải thích và viết phương trình phản ứng cho các hiện tượng sau:  

1. Nước mưa có tính acid làm mòn đá cẩm thạch và đá vôi  

2. Viết phương trình phản ứng giữa CaCO3 và H2SO4. Tại sao chuyển hóa CaCO3 thành  CaSO4 làm đẩy nhanh sự xói mòn cẩm thạch và đá vôi. 

3. Tuổi thọ của các di tích như Taj Mahal (Ấn Độ) được xây dựng bằng đá cẩm thạch trắng  đang được kéo dài bằng biện pháp sử lý với dung dịch chứa hỗn hợp Ba(OH)2 và urea.  Hãy giải thích cơ chế của biện pháp này.  

Câu 4: (3,0 điểm) Xác định nồng độ Fe3+ trong bình phản ứng để sai số chỉ thị là +0,1% (dư  dung dịch chuẩn độ) khi định lượng AgNO3 0,3N bằng dung dịch chuẩn độ KSCN 0,1N theo  phương pháp Volhard bỏ qua thay đổi thể tích khi thêm chỉ thị vào bình phản ứng, nhưng không  bỏ qua thay đổi thể tích trong quá trình chuẩn độ. Cần lấy khoảng bao nhiêu ml dung dịch Fe3+ 0,1M cho vào bình phản ứng ban đầu để làm chỉ thị nếu thể tích khi dừng chuẩn độ là 50,0ml.  

Biết rằng có thể phát hiện được phức màu đỏ của Fe(SCN)2+ khi nồng độ của nó trong dung  dịch là 6,4.10-6M. Cho hằng số tạo phức của Fe(SCN)2+ là 1,4.102, tích số tan của AgSCN là  1,1.10-12  

HẾT


BÀI KIỂM TRA SỐ 10 CÂN BẰNG VÀ CHUẨN ĐỘ OXY HOÁ KHỬ 

THỜI GIAN: 90’ (Không kể phát đề)

Thí sinh được sử dụng tài liệu  

ĐỀ BÀI 

Câu 1: (1,0 điểm) Trình bày các điều kiện tiến hành định lượng bằng phương pháp iod. 

Câu 2: (3,0 điểm)  

Cho vào bình phản ứng 20,0 ml dung dịch Fe2+ 0,2521 M và 5,0 ml dung dịch acid sulfuric làm  môi trường, rồi thêm vào bình phản ứng 60,0 ml dụng dịch KMnO4 0,1024M đun nóng nhẹ và  lắc đều bình. Không bỏ qua thay đổi thể tích trong quá trình chuẩn độ, coi pH = 2,5. 

a. Viết phương trình xảy ra trong bình phản ứng. 

b. Tính hằng số cân bằng của phản ứng và thế oxy hóa khử của dung dịch sau khi thêm KMnO4.  Câu 3: (3,0 điểm) 

Chuẩn độ 25,0 ml dung dịch Fe2+ 0,1 M tại pH = 1 bằng KMnO4 0,02M 

1. Tính thế của dung dịch sau khi thêm 20,0; 25,0; 30,0 ml dung dịch KMnO4. 

2. Nếu kết thúc chuẩn độ dư 2 giọt KMnO4 (tương đương 0,1 ml) thì thế của dung dịch lúc đó  bằng bao nhiêu? 

3. Tính sai số chuẩn độ khi kết thúc chuẩn độ tại thời điểm thế của dung dịch bằng 1,383V. 

Coi pH không đổi trong quá trình chuẩn độ, bỏ qua sự tạo phức hidroxo và ảnh hưởng của lực  ion. 

Câu 4: (3,0 điểm) 

a, Tính thế oxy hóa khử tiêu chuẩn biểu kiến của cặp Cu2+/Cu+khi cho dư ion SCN để tạo tủa  CuSCN. Biết E0(Cu2+/Cu+) = 0,153V và T(CuSCN) = 4,78.10-5. 

b, Nhận xét về sự thay đổi về thế oxy hóa khử tiêu chuẩn của cặp MnO4-/Mn2+ ở 250C trong môi  trường pH=3 và pH=8. Trong thực tế khi định lượng các chất khử bằng KMnO4 người ta  thường lựa chọn môi trường nào vì sao? Giải thích tại sao? Chất chỉ thị trong phép định lượng  này là chất nào? 

HẾT


BÀI KIỂM TRA SỐ 11: CÂN BẰNG VÀ CHUẨN ĐỘ OXY HÓA KHỬ 

THỜI GIAN: 90’ (Không kể phát đề)

Thí sinh được sử dụng tài liệu  

ĐỀ BÀI 

Câu 1: (1,0 điểm)  

Giải thích một số dữ kiện sau: 

(1)Tại sao dung dịch chuẩn KMnO4 ít được sử dụng khi trong dung dịch có acid HCl ?

(2)Tại sao dung dịch KMnO4 trước khi sử dụng lại phải chuẩn lại nồng độ? 

(3)Tại sao dung dịch Ce4+ không bao giờ dùng để chuẩn độ trong môi trường kiềm?

Câu 2: (3,0 điểm)  

Cho phản ứng Fe2+ + Cr2O72-+ H+ 🡪 Cr3+ + ….. 

1. Cân bằng phương trình, viết phương trình Nernst cho các bán phản ứng  

2. Tính hằng số cân bằng Kmin của phản ứng trên. Chấp nhận sai số chuẩn độ là 0,1%. Giả thiết [H+] = 1M.  

3. Phản ứng trên có dùng để chuẩn độ được không? Vì sao?  

Câu 3: (3,0 điểm) 

Xác định chiều hướng của phản ứng. Viết phương trình phản ứng và tính hằng số cân bằng khi  cho 10,00ml dung dịch KI 0,12M trộn với 10,00ml dung dịch A chứa Fe(ClO4)2 0,01M;  Fe(ClO4)3 0,14M và Na2H2Y 0,3M trong điều kiện 250C và pH = 9.  

Câu 4: (3,0 điểm) 

Khi chuẩn độ Ti3+ bằng Fe3+ trong dung dịch H2SO4 1M có thể sử dụng chất chỉ thị 1-naphtol-2- sulfonic acid indophenol (E0,I = 0,54V) được hay không? (sai số chấp nhận 0,1%). Có thể thay  thế chỉ thị trên bằng chỉ thị nào trong số 2 chỉ thị sau: Ferroin (E0,I = 1,11V) và Diphenylamin  (E0,I = 0,76V). Cho biết E0(Fe3+/Fe2+) = 0,77V và E0(TiO2+/Ti3+) = 1,36V. 

HẾT


BÀI KIỂM TRA SỐ 12: CÂN BẰNG VÀ CHUẨN ĐỘ OXY HÓA KHỬ 

THỜI GIAN: 90’ (Không kể phát đề)

Thí sinh được sử dụng tài liệu  

ĐỀ BÀI 

Câu 1: (2,0 điểm) Chứng minh công thức tính thế oxy hóa khử tại điểm tương đương 

(Công thức 11.4 trang 218 sách giáo trình Hóa Phân Tích 1 ĐH Dược Hà Nội) 

Trong đó: n1, n2 là số e trao đổi trong bán phản ứng của mỗi cặp oxy hóa khử,

 là thế oxy hóa khử tiêu chuẩn tương ứng với mỗi cặp oxy hóa khử Hãy cho biết điều kiện áp dụng công thức (*)? 

Câu 2: (3,0 điểm) Viết phương trình Nernst và xác định chiều hướng phản ứng cho các cặp oxy  hóa khử sau:  

a, Cr2O72-/ Cr3+ và Fe3+/Fe2+ trong đệm pH = 2  

b, Fe3+/Fe2+ và I2/I trong môi trường đệm pH = 9  

Câu 3: (3,0 điểm) Hút chính xác 25,0 ml một dung dịch hỗn hợp muối Fe2+ và Fe3+ (dung dịch  B) vào bình nón có chứa 25,0 ml dung dịch KMnO4 0,00544M có pH = 1,15 

a, Viết phương trình phản ứng xảy ra. Trước khi thực hiện phản ứng thế oxy hóa khử chuẩn  biểu kiến của cặp MnO4-/Mn2+ là bao nhiêu V? 

b, Sau phản ứng xong bình phản ứng vẫn còn màu tím, pH đo được là 1,75. Hãy tính nồng độ Fe2+ trong dung dịch B và thế đo được trong bình phản ứng. (Biết E0(MnO4-/Mn2+) = 1,51V ở pH=0 và nồng độ các dạng oxy hóa, khử khác được tính theo mol/l trong phương trình Nernst) 

c, Để chuẩn bị dung dịch B người ta cân chính xác 0,7502g hỗn hợp FeSO4 và Fe2(SO4)3 hòa  tan trong nước thành 100 ml. Hãy tính tỷ lệ % từng muối trong hỗn hợp. 

Câu 4: (2,0 điểm) Chuẩn độ V0 mL dung dịch VSO4 C (M) bằng dung dịch KMnO4 C(M) ở pH  = 0. Cho biết E0(MnO4-, H+/Mn2+) = 1,51V; E0(V3+/V2+) = 0,225V; E0(VO2+/V3+) = 0,36V;  E0(VO2+/VO2+) = 1V.  

a. Có thể chuẩn độ riêng biệt được từng nấc hay không? Với sai số bằng bao nhiêu? 

b. Tính thế oxy hóa khử của dung dịch tại điểm tương đương 1. 

HẾT


CÁC TÀI LIỆU ĐƯỢC SỬ DỤNG: 

1. Giáo Trình Hóa Phân Tích 1 ĐH Dược Hà Nội  

2. Đề thi cuối kỳ môn Phân Tích 1 ĐH Dược Hà Nội  3. Đề thi cuối kỳ môn Hóa Phân Tích ĐH Bách Khoa Hà Nội  4. Đề thi cuối kỳ môn Hóa Phân Tích ĐH KHTN – ĐHQG Hà Nội 5. Bài tập Hóa Phân Tích ĐH KHTN – ĐHQG Hà Nội 6. Tạp Chí KEM 

7. Đề thi chọn đội tuyển ICHO 46 

8. Đề thi Olympic Trại Hè Hùng Vương 2013 

9. Một số bài tập sưu tầm khác

vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

084 8888 360