5 chiến thuật hiệu quả để thành công khi yêu cầu tăng lương
Lần đầu tiên khi yêu cầu tăng lương, lòng bàn tay tôi đổ mồ hôi, đầu gối run rẩy và tôi khá chắc rằng giọng nói của mình đã bị vỡ vài lần. Tôi đã không chuẩn bị những gì tôi sẽ nói, và tôi khá chắc chắn rằng tôi đã quên tên của chính mình, tôi đã rất lo lắng. Nghĩ lại, tôi cảm thấy mình thật buồn cười, nhưng lúc đó, tôi rất xấu hổ. Tôi không những không được tăng lương mà còn không nhìn thẳng được vào mắt sếp của trong ít nhất ba tuần.
Đó là lúc tôi quyết định nghiên cứu cách yêu cầu tăng lương. Và tôi tự hào nói rằng kể từ đó, tôi đã được tăng lương rất nhiều, tất cả là nhờ tôi biết phải nói gì và hành động như thế nào. Dưới đây là 5 chiến thuật hiệu quả để thành công khi yêu cầu tăng lương của tôi. Các bạn cùng theo dõi nhé!
1. Lựa chọn thời gian đúng đắn
Đúng vậy, thời gian rất quan trọng. Bạn có thể là nhân viên giỏi nhất công ty, bạn giúp công ty nhân đôi lợi nhuận, nhưng nếu bạn yêu cầu tăng lương khi ông ấy đang nổi điên, bạn sẽ không nhận được gì cả.
Thay vào đó, hãy lựa chọn dựa theo cảm xúc của sếp. Tìm hiểu xem thời gian nào trong ngày sếp của bạn "thường" có tâm trạng tốt. Thời gian nào trong ngày anh ấy/cô ấy có thể nói chuyện nhiều hơn là cảm thấy vội vã và bực bội?
Ngoài ra, bạn có viết một email để yêu cầu “trò chuyện” trong văn phòng của sếp không? Nếu bạn là nhân viên làm việc từ xa, điều này có thể bắt đầu bằng lời mời tham gia “trò chuyện” Zoom không? Hãy suy nghĩ về thực tế của tình huống cùng với thời điểm của yêu cầu. Sau đó, hãy nghĩ về cách bạn sẽ giới thiệu, quảng cáo về bản thân mình khi sếp của bạn đang ngồi nhìn chằm chằm vào bạn một cách đầy mong đợi. Bạn cảm thấy căng thẳng thần kinh? Chắc chắn sẽ có nhưng nó chỉ đến khi bạn chưa chuẩn bị gì để bắt đầu. Sau đó, mọi chuyện sẽ thật dễ dàng. Thực tế yêu cầu của bạn là chính đáng. Tất cả đều công bằng và có thể bạn sẽ nhận được sự tôn trọng khi đưa ra yêu cầu tăng lương.
Chú ý: đừng làm việc này vào giờ ăn trưa. Đó là thời gian để sếp của bạn giải tỏa căng thẳng.
2. Những lời khen ngợi
Chỉ vì bạn nhớ mọi nhận xét tích cực mà sếp từng dành cho bạn không có nghĩa là sếp của bạn cũng sẽ nhớ. Hãy lưu lại nội dung những người đã khen bạn làm tốt trong quá trình làm việc và đề cập đến chúng một lần nữa.
Điều này có vẻ ngớ ngẩn, nhưng nó thực sự cần thiết. Về cơ bản, bạn đang chuẩn bị để yêu cầu tăng lương dựa trên tất cả thành tích mà mình đạt được nên đừng cảm thấy xấu hổ hay có những suy nghĩ tiêu cực nào.
Một suy nghĩ tiêu cực không đưa bạn đến đâu.
Thể hiện hoặc nhắc nhở sếp của bạn về những gì bạn đã làm để giúp ích cho công ty và lý do tại sao bạn xứng đáng được tăng lương. Khi bạn đưa ra lý do, bạn không chỉ thể hiện rằng: "Này, tôi cần nhiều tiền hơn.". Bạn đang nói: "Tôi xứng đáng được tăng lương vì tôi đã làm được A, B, C".
Khi bạn đưa ra yêu cầu của mình theo cách tích cực, sếp của bạn có nhiều khả năng sẽ trả lời yêu cầu của bạn một cách tích cực.
Bạn cũng nên tránh trở thành một người tin rằng bạn xứng đáng nhận được nhiều tiền hơn cho những gì bạn làm bây giờ. Hãy thể hiện rằng bạn sẵn sàng đảm nhận nhiều trách nhiệm hơn, điều chỉnh toàn bộ sự việc thành một cơ hội thăng tiến vị trí hoặc chỉ đơn giản là thể hiện sự cống hiến của bạn đối với năng suất và tăng trưởng về tương lai, chứ không phải là phần thưởng cho quá khứ.
Cuối cùng, lợi nhuận đánh bại lời khen ngợi.
Hãy nhớ rằng công ty của bạn là một doanh nghiệp – những con số, tỷ lệ phần trăm và số tiền được đưa vào thành tích của bạn sẽ gây ấn tượng.
3. Khảo sát mức lương cùng vị trí trên thị trường
Thực hiện khảo sát và tìm ra mức lương cụ thể mà những người khác trong ngành đang được trả. Bạn có được trả lương thấp hơn họ không? Sau đó, bạn sẽ biết yêu cầu về mức lương phù hợp nằm trong phạm vi những gì bạn xứng đáng.
Nếu bạn yêu cầu nhiều hơn mức trung bình cho ngành, bạn có thể không đạt được điều mình muốn. Hãy đưa ra mức lương hợp lý trong khi xem xét những gì bạn đã làm cho công ty. Nếu bạn làm công việc của nhiều người, hãy xem xét và đề cập đến nó trong khảo sát của bạn.
4. Yêu cầu một mức lương cụ thể
Đừng chần chừ và lảng vảng quanh chủ đề tăng lương, hãy yêu cầu những gì bạn muốn. Bạn biết mình đáng giá bao nhiêu và bạn nghĩ mình xứng đáng được bao nhiêu, vì vậy hãy yêu cầu điều đó.
Điều tồi tệ nhất mà sếp của bạn có thể nói là gì? Đương nhiên chắc chắn bạn không muốn nghe từ "Không", nhưng nó cho bạn biết bạn đang đứng ở đâu. Nếu bạn không thể được tăng lương xứng đáng với những gì mình đã làm, có lẽ đã đến lúc bạn phải suy nghĩ lại về công việc hiện tại cũng như xây dựng kế hoạch mới cho bản thân..
5. Hãy thể hiện giá trị của bạn một cách mạnh mẽ.
Hãy cho sếp thấy giá trị bạn mang lại và bạn sẽ làm gì khi được tăng lương. Hãy cho sếp của bạn thấy tài sản của bạn và những gì anh ấy/cô ấy sẽ thiếu nếu bạn rời đi. Bạn đừng nói "nếu tôi rời đi thì ...", nhưng bạn có thể ám chỉ điều đó theo cách khiến sếp của bạn nghĩ rằng họ nên xoa dịu bạn hoặc họ có thể mất bạn.
Yêu cầu tăng lương không phải là điều dễ dàng, nhưng khi bạn chuẩn bị, bạn sẽ có nhiều khả năng đạt được mục tiêu đó. Thực hiện một vài khảo sát và thậm chí dành thời gian để suy nghĩ về giá trị thực sự của bản thân. Nó có thể đem lại cho bạn nhiều hơn số tiền bạn đang kiếm được bây giờ!